Du lịch y tế giàu tiềm năng nhưng chưa “hái” được tiền
[ad_1]
Mỗi năm, có khoảng 300.000 người nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh, trong đó 40% đến TPHCM. Thế nhưng, sau nhiều tháng giới thiệu tour du lịch kết hợp khám, chữa bệnh, các công ty du lịch ở TPHCM vẫn chưa khai thác được khách nào.
Có tiềm năng, khó khai thác
Trong danh sách 131 bệnh viện, cơ sở y tế được Sở Du lịch TPHCM chọn triển khai các sản phẩm du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe – như Bệnh viện Đại học y dược TPHCM, Bệnh viện Từ Dũ – vẫn chưa có các đoàn khách du lịch ghé khám. Các công ty du lịch, lữ hành như Vietravel, Saco Travel, TST Tourist, Chim Cánh Cụt đã giới thiệu các sản phẩm du lịch kết hợp y tế nhưng đến nay, vẫn chưa có khách đăng ký tour.
Ông Nguyễn Ngọc Tấn – Tổng giám đốc Công ty TNHH Du lịch Saco Travel – cho hay, công ty đã quảng bá các tour đưa khách đến khám sức khỏe tổng quát ở các bệnh viện lớn của TPHCM kết hợp tham quan các địa điểm du lịch và mua sắm, nhưng chưa nhận được phản hồi nào từ du khách.
Ông Trần Thế Dũng – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lữ hành Vietluxtour – đánh giá, tiềm năng du lịch y tế ở TPHCM rất lớn do có nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, chi phí khám chữa rẻ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành khó tiếp cận với nhóm khách vừa muốn du lịch, vừa muốn khám, chữa bệnh. Nếu có bệnh, người ta sẽ tìm hiểu kỹ về thế mạnh của từng bệnh viện để chữa trị, nhưng công ty du lịch chỉ phối hợp tổ chức khám tổng quát.
Ông Trần Quang Duy – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ lữ hành Chim Cánh Cụt – cho hay, các đơn vị lữ hành chủ yếu cung cấp dịch vụ vận chuyển, lưu trú, giới thiệu dịch vụ y tế cho du khách. Chim Cánh Cụt có giới thiệu gói chăm sóc răng, trong đó khách được khám, chụp CT răng, nghe tư vấn hướng xử lý. Trong thời gian chờ nhận kết quả CT răng, khách sẽ tham quan Bảo tàng Y học cổ truyền và Dược cổ truyền Việt Nam – Fito, nghe giới thiệu ứng dụng đông y trong nha khoa.
“Nếu khách chọn gói chăm sóc răng của công ty thì chỉ tốn tiền chụp CT răng 1 triệu đồng, còn nếu tự vào bệnh viện thì giá chụp CT 3 triệu đồng, lại phải bốc số, chờ đợi. Gói này rất được du khách quan tâm tìm hiểu” – ông nói.
Cần có chiến lược cấp quốc gia
Trên thực tế, việc kết hợp du lịch với y tế gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn, các bệnh viện lớn ở TPHCM thường quá tải, khó phục vụ du khách đi theo đoàn. Do đó, theo đại diện các công ty du lịch, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý 2 ngành để khi có đoàn khách đến khám thì bệnh viện bố trí được nhân sự, phương tiện để khám. Được vậy, công ty du lịch mới tự tin thiết kế tour du lịch kết hợp khám bệnh.
Khi đưa du khách đến các bệnh viện tư nhân, các công ty du lịch được tính mức giá tốt, được chia hoa hồng nên có thể hạ giá tour. Nhưng do các quy định về quản lý tài chính ở đơn vị nhà nước, các bệnh viện công không thể linh động về giá, không dám chia lại lợi nhuận cho các công ty đưa khách đến. Trong khi đó, chi phí để quảng bá các sản phẩm du lịch là rất lớn.
Giữa ngành du lịch và y tế hiện nay vẫn chưa có sự đồng điệu trong quá trình hợp tác làm du lịch. Ngành du lịch muốn bệnh viện ưu tiên phục vụ du khách nhưng ngành y tế lại xem mọi bệnh nhân như nhau. Ngoài ra, nhiều khách quốc tế muốn áp dụng bảo hiểm y tế quốc tế khi khám, chữa bệnh ở Việt Nam nhưng các bệnh viện ở Việt Nam vẫn còn xa lạ với các loại bảo hiểm có tính quốc tế.
Ông Nguyễn Trần Hoàng Phương – Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch xã hội – cho rằng, muốn làm sản phẩm du lịch kết hợp y tế hoàn chỉnh và đúng nghĩa, bệnh viện phải là đầu mối, chủ động làm các gói sản phẩm du lịch y tế phù hợp để quảng bá. Trong các gói sản phẩm này, phải có mức chia sẻ lợi nhuận với các đơn vị đưa khách đến. Hoặc bệnh viện xây dựng sản phẩm dành riêng cho du lịch để các đơn vị lữ hành dựa vào đó mà xây dựng tour phù hợp. Nhưng cái khó hiện nay là các bệnh viện có uy tín, chất lượng lại quá tải bệnh nhân.
Theo ông Nguyễn Trần Hoàng Phương, lâu nay nhiều kiều bào thường về TPHCM làm răng, phẫu thuật thẩm mỹ do giá rẻ, chất lượng tốt. Nếu truyền thông tốt, lượng người đến TPHCM du lịch kết hợp làm răng, làm đẹp sẽ rất đông. Ông nói: “Ở Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, có sự phối hợp rất tốt giữa đơn vị lữ hành và cơ sở y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho du khách. Khi vào cơ sở y tế của Thái Lan, du khách Việt được tiếp đón niềm nở, hướng dẫn tận tình bằng tiếng Việt nên họ rất ngạc nhiên và thích thú. Một số viện thẩm mỹ của Hàn Quốc hiện nay cũng đang truyền thông mạnh với người Việt”.
Theo bà Phan Yến Ly – chuyên gia thiết kế sản phẩm du lịch ở TPHCM – cho rằng, cần đưa các sản phẩm du lịch kết hợp y tế vào chiến lược phát triển chung của quốc gia, làm cho hoàn chỉnh rồi quảng bá ra thế giới để thu hút khách. Chỉ một vài doanh nghiệp du lịch hay bệnh viện thì không thể phát triển được sản phẩm du lịch kết hợp y tế.
Bố trí lịch khám và tham quan hợp lý Khi phối hợp làm du lịch, bệnh viện sẽ sắp xếp, tạo điều kiện để du khách đạt được cả 2 mục đích. Chẳng hạn, khi khám và điều trị hiếm muộn, du khách có thể đến lấy mẫu xét nghiệm vào buổi sáng, sau đó tham quan, trải nghiệm các dịch vụ du lịch và quay lại bệnh viện nhận kết quả xét nghiệm, nghe bác sĩ tư vấn vào buổi chiều. Các quy trình điều trị hiếm muộn cũng sẽ được rút ngắn lại trong 15 ngày. Khi tham gia vào các sản phẩm du lịch kết hợp y tế, các đơn vị lữ hành cần cung cấp trước số lượng đoàn khách để bệnh viện chuẩn bị về cơ sở vật chất, nhân sự, dịch vụ cận lâm sàng để phục vụ du khách. Bác sĩ Hồng Công Danh – Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ Thiếu đơn vị vận hành sản phẩm Du lịch y tế của TPHCM rất có tiềm năng. Lâu nay, công dân Lào, Campuchia sang TPHCM khám, chữa bệnh rất nhiều. Bên cạnh đó, Việt kiều cũng thường về TPHCM chăm sóc răng, sắc đẹp. Nhưng hiện tại, đang thiếu một đơn vị trung gian làm sản phẩm du lịch kết hợp y tế và đơn vị vận hành sản phẩm đó. Chẳng hạn, các bệnh viện muốn đón khách Campuchia thì phải có người am hiểu về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Campuchia, nói được tiếng Campuchia để làm trung gian giữa y, bác sĩ và bệnh nhân – cũng là du khách. Ông Nguyễn Trần Hoàng Phương – Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch xã hội Biến Thái y viện Triều Nguyễn thành điểm đến hấp dẫn Lương y Phan Tấn Tô – Chủ tịch Hội Đông y TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế – cho biết, du lịch chăm sóc sức khỏe là loại hình mới của thế giới nhằm cải thiện, cân bằng sức khỏe. Tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng có tiềm năng phát triển loại hình du lịch này. Ông cho hay, Cố đô Huế có Thái y viện, được vua Gia Long cho thành lập vào năm 1804, quy tụ các thầy thuốc giỏi từ khắp nước, để lại cho đời sau nhiều bài thuốc quý, các phương pháp chữa bệnh, chế biến dược liệu cùng nhiều y văn. Các bài thuốc quý từ Thái y viện đã được Hội Đông y TP Huế vận dụng, bào chế các viên thuốc Quy tỳ hoàn Minh Mạng, Lục vị hoàn Minh Mạng, Bổ thận hoàn Minh Mạng, Định huyễn hoàn Minh Mạng, thuốc ngâm rượu Minh Mạng Thái y viện, được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Ông Phan Tấn Tô cho rằng, cần khai thác di sản Thái y viện làm điểm đến của loại hình du lịch chữa bệnh, qua đó giữ gìn, phát huy tinh hoa của y học cung đình Triều Nguyễn. Ông Nguyễn Thanh Bình – Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế – cho rằng, việc phục dựng các sản phẩm và hoạt động của Thái y viện sẽ tạo nên nét riêng cho loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe của Thừa Thiên – Huế. Để làm được điều này, cần đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng tua tuyến, kết hợp tham quan, trải nghiệm các danh thắng, di tích với khám, chữa bệnh mà Thái y viện Triều Nguyễn là một điểm nhấn. Thuận Hóa |
[ad_2]
Du thuyền 5 sao Hạ Long