Độc đáo di sản thế giới liên tỉnh

[ad_1]

Với việc UNESCO phê duyệt điều chỉnh lớn ranh giới Di sản thế giới Vịnh Hạ Long (VHL) sang quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng), VHL – Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam. Nối tiếp đó, hồ sơ Quần thể di tích – danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc cũng được 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang hoàn thiện, được Chính phủ đồng ý gửi tới UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa thế giới, hứa hẹn trở thành di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở nước ta.

Đảm bảo tính toàn vẹn của Di sản Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long được kiến tạo bởi đá, nước, mây trời tạo nên vẻ đẹp vĩnh cửu của thiên nhiên.

VHL được đánh giá cao về giá trị đặc biệt của cảnh quan thiên nhiên mà hiếm nơi nào trên thế giới có được. Nơi đây được kiến tạo bởi hàng nghìn đảo đá vôi lớn nhỏ, trập trùng giữa làn nước xanh ngọc, tạo nên cảnh quan thơ mộng mà hùng vĩ. VHL còn có hệ thống hang, động tuyệt mỹ, được bao phủ bởi các thảm thực vật nhiệt đới xanh tươi quanh năm, có sức thu hút lớn. Nơi đây cũng là chứng tích của quá trình trái đất kiến tạo trong hàng tỷ năm, làm nên những giá trị địa chất, địa mạo có một không hai với điển hình phát triển lớn nhất, mạnh nhất trên thế giới về cảnh quan tháp Karst bị biển làm chìm ngập, mang ý nghĩa toàn cầu.

VHL còn mang trong mình giá trị đa dạng sinh học và giá trị lịch sử – văn hoá quý giá mà hiếm di sản thế giới nào có được. Nơi đây có những hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới và cả trăm loài động, thực vật quý hiếm có giá trị toàn cầu hoặc khu vực, trong đó có 17 loài thực vật đặc hữu, vô cùng quý hiếm chỉ có ở nơi đây. Theo những nhà nghiên cứu lịch sử cho biết, VHL còn là một trong những cái nôi của người Việt Cổ với 3 nền văn hóa nối tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000-3.000 năm…

Vẻ đẹp hang Sửng Sốt trên Vịnh Hạ Long.

Sức hút của VHL rất lớn, trước khi mở rộng đã là một trong những di sản nổi tiếng nhất trên thế giới. Ông Phạm Đình Huỳnh, Phó trưởng Ban Quản lý VHL, cho hay, xét về yếu tố tự nhiên, VHL – Quần đảo Cát Bà là một quần thể không thể tách rời. Những giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất, địa mạo của VHL hoàn toàn tương đồng với những đặc điểm mà quần đảo Cát Bà đang sở hữu. Do đó việc mở rộng ranh giới Di sản thế giới VHL gồm cả quần đảo Cát Bà giúp bổ sung các giá trị, khẳng định thêm tính toàn vẹn của Di sản Vịnh Hạ Long đã được UNESCO ghi danh; đồng thời giúp tăng cường các giải pháp quản lý hệ sinh thái biển đặc trưng của VHL và quần đảo Cát Bà trong tương lai.

Vượt khó với nỗ lực cao độ

Quần thể di sản Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc nằm trên địa bàn 3 tỉnh (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương) với địa hình nghiên cứu là đồi núi rộng lớn, gập ghềnh phức tạp. Các di sản thuộc về nhiều di tích, quần thể di tích nằm tách rời nhau, có nhiều giá trị được lựa chọn để xây dựng hồ sơ đề cử với các tiêu chí theo Công ước 1972 của UNESCO nhất… Nói vậy để thấy, việc hoàn thiện hồ sơ này có sự quyết tâm với nỗ lực, sự thống nhất cao độ giữa các địa phương trong vùng di sản, giữa các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý di tích với đơn vị tư vấn, các chuyên gia…

Du khách, phật tử nghe giảng về những giá trị của Thiền phái Trúc Lâm tại Khu di tích – danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí).

Hồ sơ đã tập trung sự tham gia của hơn 100 chuyên gia trong nước và chuyên gia các Ủy ban của UNESCO, trong đó có nhiều chuyên gia hàng đầu trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, viết hồ sơ di sản thế giới. Các nhà khoa học đã làm đồng thời các nhiệm vụ, vừa nghiên cứu, chứng minh, vừa làm rõ và viết câu chuyện về giá trị quần thể di sản thể hiện sự công phu, nghiêm túc, khoa học với năng lực khái quát, tổng hợp cao và chịu khó lắng nghe, tiếp thu tốt các ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng hồ sơ.

PGS.TS Trần Tân Văn, Trung tâm Karst và Di sản địa chất, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, đại diện đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ Quần thể di sản Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc, cho hay: Câu chuyện về di sản sẽ được kể bắt đầu từ dãy núi Yên Tử. Vùng đất đặc biệt này đã chứng kiến nhiều quá trình biến đổi về địa chất, địa mạo cũng là một vùng địa chính trị chiến lược của Đại Việt. Vùng đất này từ xưa đến nay đã, đang được con người đến định cư, có rất nhiều hoạt động giao lưu, giao thương mang tính quốc tế. Đến thế kỷ XIII, đây là quê hương của họ Trần, dòng họ đã dựng nên một triều đại “võ công – văn trị” rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Các nhà sư, du khách nước ngoài dâng hương tại tháp Tổ, nơi đặt xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử (TP Uông Bí).

Ở vùng đất này, các vị vua đầu triều Trần và rất nhiều các thiền sư, cư sĩ khác đã khởi xướng lên Thiền phái Trúc Lâm, trở thành một bệ đỡ tư tưởng cho việc đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân trong việc tu dưỡng đạo đức, cùng nhau vượt qua nạn xâm lăng của quân Mông Nguyên khi đó. Giá trị của nó từ Yên Tử đã lan tỏa ra rất nhiều vùng miền khác của Đại Việt. Trải qua rất nhiều thăng trầm trong lịch sử, Thiền phái Trúc Lâm đến bây giờ vẫn sống động, tiếp tục lan toả không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới, góp phần ngăn chặn chiến tranh, gìn giữ hoà bình cho nhân loại… 



[ad_2]

Du thuyền 5 sao Hạ Long